Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bạn nên tìm hiểu

 Khi công việc bận rộn việc ăn uống trở thành “phiền toái” dẫn đến các bệnh về dạ dày - trong đó trào ngược dạ dày là điển hình. Để khắc phục căn bệnh trào ngược dạ dày không phải ai cũng biết. Bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy đồng hành cùng Seoul Beauty tìm cách chữa bệnh trào ngược dạ dày, lấy lại “chiếc bụng khỏe” thôi nào!

Trào ngược dạ dày là căn bệnh “phiền toái”

Trào ngược dạ dày là căn bệnh “phiền toái”

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày

  • Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới: Cơ thắt thực quản dưới (LES) có vai trò đóng và mở đầu dưới của thực quản. Nếu LES bị suy giảm chức năng sẽ không đóng hoàn toàn sau khi thức ăn đi vào dạ dày, khiến axit dạ dày có thể trào ngược vào thực quản
  • Béo phì: Tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
  • Căng thẳng: Áp lực và căng thẳng tăng cao sẽ kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, gây ra trào ngược axit dạ dày.
  • Thói quen ăn uống: Ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit (cam, chanh...) khi đói, ăn đồ ăn nhanh, chiên rán... gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản, dẫn đến cơ này bị yếu, đóng mở bất thường, gây chứng trào ngược.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày

Nhiều nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày

Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua

Các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua có thể sẽ tăng lên khi ăn no, khi uống nước, khi đang đầy bụng khó tiêu hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước, nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm.

Buồn nôn, nôn

Triệu chứng này thường xuất hiện khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn. Người bệnh dễ bị nôn, buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn. Người bệnh cũng dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe, ốm nghén, hay dùng một số loại thuốc…

Buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày

Buồn nôn cũng là một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày

Miệng tiết ra nhiều nước bọt

Đây là phản xạ tự nhiên của miệng gặp acid chua trào lên sau khi ợ chua. Nước bọt sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường để trung hòa axit.

Khó nuốt

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi trở nặng khiến axit dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn. Điều này sẽ gây phù nề, sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì thế bệnh nhân có cảm giác khó nuốt, nuốt nghẹn và vướng ở cổ.

Đắng miệng

Khi dịch vị trào lên có kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Đây là biểu hiện của sự rối loạn thần kinh dạ dày, khiến cơ thể mở quá mức van môn vị và dịch mật trào ra.

Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa

Dựa vào một vài triệu chứng bạn có thể nhận ra bản thân

Dựa vào một vài triệu chứng bạn có thể nhận ra bản thân

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nha đam là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày mà bạn nên thử tại nhà. Bên cạnh công dụng chăm sóc làn da và sắc đẹp còn có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược axit dạ dày. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa Anthraquinon có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm tiết axit trong dạ dày.

Cách làm: Lấy 1 miếng nha đam gọt vỏ, xay nhuyễn cùng với 1 cốc nước. Lọc nước nước cốt chia uống 2 lần trước bữa ăn trưa và tối.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng baking soda

Baking soda là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong làm bánh. Ngoài ra, nguyên liệu này còn là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

Cách làm: Cho 1 thìa cà phê baking soda vào trong một ly nước lạnh, dùng đũa khuấy tan. Uống từ từ, nuốt từng ngụm nhỏ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày với trà hoa cúc

cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng phương pháp đông y được mọi người rỉ tai nhau. Bên cạnh đó trà hoa cúc còn có tác dụng như: tiêu độc, trị nóng trong, an thần....

Cách làm: lấy hoa cúc tươi phơi khô với số lượng lớn dùng dần. Khi hãm trà, lấy 3 thìa hoa cúc pha vào ấm nước sôi 15 phút. Uống mỗi ngày 1 cốc trước khi đi ngủ vào buổi tối khoảng 30 phút.

Trà hoa cúc ngoài tác dụng thải độc còn có tác dụng chữa bệnh trào ngược dạ dày

Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày với lá tía tô

Sở dĩ lá tía tô được xem là cách chữa bệnh trào ngược dạ dày vì nó sở hữu thành phần tanin và glucosid dồi dào, giúp tạo ra một lớp màng che phủ vết loét, làm tổn thương mau khô se mặt, đồng thời ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày.

Cách làm: Dùng 1 nắm lá tía tô tươi rửa sạch với nước muối, giã nát, chắt lấy nước  cốt uống ngày 2 lần.

Tuy nhiên đối với các trường hợp dạ dày nặng, lâu năm bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để khắc phục tình trạng này sớm, tránh để các biến chứng và hậu quả về sau.

Sau khi tổng hợp cách chữa bệnh trào ngược dạ dày cũng như những vấn đề khác cần lưu ý của trào ngược dạ dày Seoul Beauty hy vọng các bạn sớm khắc bệnh trào ngược dạ dày để chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Bạn có nhu cầu làm đẹp? Liên hệ ngay với SeoulSpa.Vn qua hotline: 1900 6947 - 0938.453.123

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đánh giá về kem nền Make Up ForEver HD Foundation

Nước uống Beauty and Go có tốt không?

Tẩy tế bào chết spa có tốt không?